Phần mở đầu

 

Thái Nguyên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, là cửa ngõ phía nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú, nguồn nhân lực dồi dào chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đang có những đầu tư phát triển lớn... là cơ sở để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp và phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2015 các ngành, cấp của Tỉnh đã chủ động nắm bắt thời cơ, đề ra nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp đúng đắn và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp thời gian qua đã có biểu hiện của sự phát triển không bền vững, đóng góp về giá trị gia tăng của ngành chưa tương xứng với tốc độ tăng quá cao của giá trị sản xuất...một số phân ngành có lợi thế nhưng chậm được đổi mới theo một chiến lược tổng thể dài hạn, có tính đến bối cảnh chung của công nghiệp cả nước, công nghiệp trong vùng và những tác động của các mối quan hệ quốc tế. Đứng trước tình hình đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2025 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX và Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao nhiệm vụ cho ngành Công Thương lập dự án "Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025 có tính đến năm 2030” nhằm các mục đích

Click để xem chi tiết >>