Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng; có chức năng:

I – CHỨC NĂNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN
  * Đại diện bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, người lao động;

  * Tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế;

  * Giáo dục, động viên công nhân viên chức lao động phát huy quyền làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

           II- NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG ĐOÀN NGÀNH.

1-    Tổ chức triển khai các chủ trương công tác của Liên đoàn lao động tỉnh, của Công đoàn ngành Trung ương và Nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình;

2-    Tham gia với cơ quan quản lý cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội của ngành địa phương, các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm và lợi ích ngành, nghề, xây dựng đội ngũ công nhân, viên chức và lao động trong ngành;

3-    Hướng dẫn, thông tin về pháp luật và các chế độ, chính sách, khoa học kỹ thuật ngành, nghề, chỉ đạo công đoàn cấp dưới thực hiện các chế độ, chính sách lao động ngành, nghề. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tuyên truyền, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Công đoàn và truyền thống, nghĩa vụ, quyền lợi của CNVCLĐ trong ngành;

4-    Phối hợp với LĐLĐ huyện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách ngành, nghê, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ trong ngành, hỗ trợ công đoàn cơ sở thương lượng và ký kết thỏa ước lao đông động tập thể, tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật; đại diện cho công đoàn cơ sở hoặc người lao động khởi kiện hoặc tham gia vào quá trình tố tụng khi được công đoàn cơ sở hoặc người lao động ủy quyền;

5-    Phát triển đoàn viên và công đoàn cơ sở trong các thành phần kinh tế, thực hiện công tác tổ chức, cán bộ theo phân cấp của Liên đoàn lao động tỉnh, xây dựng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn vững mạnh ./.

     TM. BAN THƯỜNG VỤ

 

 

 Hoạt động của công đoàn nghành