Sản phẩm trà của HTX chè Hảo Đạt

Với những thuận lợi như trên, Thái Nguyên có tiềm năng lớn để phát triển các sản phẩm OCOP (“Mỗi xã, phường một sản phẩm” - tiếng Anh là One commune, one product - viết tắt là OCOP) cả về số lượng và chất lượng, theo hướng hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ cao để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn. Riêng về chè, đã có hàng trăm doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia, mỗi đơn vị có thể đóng góp vài ba, thậm chí hàng chục sản phẩm. Đó chưa kể đến, những sản phẩm đặc thù, đặc hữu của khu vực miền núi, các sản phẩm nông sản (ngoài chè) theo chuỗi liên kết, định hướng hữu cơ được tỉnh chủ trương đẩy mạnh trong thời gian qua.

Vào tháng 07/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định số 2890/QĐ-BNN-VPĐP phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm “Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) cấp Quốc gia năm 2020. Theo đó, trong 20 sản phẩm được phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên có 2 sản phẩm là Chè tôm nõn của Hợp tác xã (HTX) chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, T.P Thái Nguyên) và Miến Việt Cường của HTX miến Việt Cường (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ) đạt  với số điểm được đánh giá lần lượt là 90,86 và 90,00 điểm. Đặc biệt, trong 20 sản phẩm trà được phân hạng chỉ có 3 sản phẩm trà, và HTX chè Hảo Đạt có 2 sản phẩm, 1 sản phẩm của HTX Chế biến chè Phìn Hồ (Hà Giang).
Khu sản xuất của HTX Miến Việt Cường với dây chuyền khép kín, đưa ra sản phẩm Miến Việt Cường đạt tiêu chuẩn 5 sao OCOP cấp Quốc Gia.
 
Như vậy, tính đến cuối năm 2021, nhờ Chương trình OCOP đã giúp thúc đẩy nhanh quá trình liên kết, hợp tác giữa người nông dân và các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, giá trị kinh tế của sản phẩm được nâng lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, thúc đẩy tăng doanh số bán hàng của các đơn vị có sản phẩm đạt 3, 4 sao. Mặt khác, việc thực hiện Chương trình OCOP góp phần nâng cao trách nhiệm của người sản xuất và nhận thức của người tiêu dùng; phát triển mạnh các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh theo chuỗi giá trị, trọng tâm là sản phẩm từ chè, lúa, gạo đặc sản, miến, hoa quả, thực phẩm và sản phẩm dịch vụ du lịch, xây dựng hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, gian hàng OCOP. Cùng với đó, các huyện, thành, thị trong tỉnh Thái Nguyên tăng cường phát triển loại hình siêu thị, cửa hàng phân phối sản phẩm cấp xã, huyện. Xây dựng ở mỗi huyện 1 mô hình điểm về phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ các sản phẩm bằng việc lồng ghép đưa sản phẩm OCOP tham gia hội chợ, phiên chợ, hoạt động triển lãm. Phát triển tiềm năng sản phẩm OCOP là cơ sở quan trọng thực hiện các tiêu chí về kinh tế, tổ chức sản xuất của Nông thôn mới, mang ý nghĩa lớn trong phát triển đời sống kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng các sản phẩm từ khu vực nông thôn./.
CTV.XTTM