1. Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp; lĩnh vực điện lực và các dạng năng lượng khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 

2. Nhiệm vụ:
2.1. Về lĩnh vực công nghiệp:
a) Xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển công nghiệp, năng lượng và tổ chức, quản lý, thực hiện sau khi được phê duyệt trên địa bàn tỉnh; Tham mưu cho lãnh đạo Sở dự thảo các quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, tổ chức triển khai thực hiện các Nghị định, Chỉ thị, Quyết định và các văn bản pháp luật khác của Chính phủ, Bộ Công Thương về lĩnh vực công nghiệp và năng lượng.

b) tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp; Theo dõi quản lý công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. 

c) Quản lý công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác gồm: Dệt - may, da - giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa, rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng và các sản phẩm khác;

d) Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan thẩm định hồ sơ thành lập, bổ sung, mở rộng cụm công nghiệp, thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện; Thẩm định hồ sơ, tham mưu lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư vào cụm công nghiệp.
Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế, tài chính, lao động và xây dựng hạ tầng kỹ thuật, giải phóng mặt bằng, di chuyển cơ sở sản xuất, xây dựng mới cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá và tổng hợp, báo cáo tình hình quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng và hoạt động của cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

đ) Quản lý về tiểu thủ công nghiệp: Tham mưu cho lãnh đạo sở trong quản lý, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức kinh tế tập thể trên địa bàn (bao gồm cả các ngành nghề nông thôn, các hợp tác xã thuộc lĩnh vực công nghiệp). Thực hiện công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiểu biểu.

e) Công tác Khuyến công: Tham mưu cho lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công, bao gồm các hoạt động thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và các hoạt động bằng nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho Phòng kinh tế, Phòng kinh tế và hạ tầng cấp huyện, Trung tâm khuyến công & TVPTCN, các tổ chức, cá nhân thực hiện đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh. Chủ trì thẩm định cơ sở, kinh phí; nghiệm thu, quyết toán các đề án khuyến công;
Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan; kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát việc thực hiện đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công.

2.2. Lĩnh vực điện lực và các dạng năng lượng khác: 
a) Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện Luật Điện lực, Luật sử dụng năng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn; kiểm tra giám sát việc thực hiện.

b) Thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép, gia hạn, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo ủy quyền của UBND tỉnh.

c) Quản lý quy trình, quy phạm kỹ thuật công nghiệp điện, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về điện năng và các dạng năng lượng khác. Kiểm tra các thiết bị điện, công trình điện của các bên cung ứng và sử dụng điện về tình trạng kỹ thuật vận hành an toàn theo các quy phạm kỹ thuật.

d) Tổ chức thực hiện các quy định về an toàn điện.

đ) Thực hiện kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện theo quy định của pháp luật. Tổ chức triển khai thực hiện phương án giá điện trên địa bàn tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

e) Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật về hoạt động điện lực và sử dụng điện cho đơn vị điện lực trên địa bàn tỉnh; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, an toàn điện cho cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các tổ chức quản lý điện nông thôn. 

g) Xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư công trình lưới điện nông thôn theo phân cấp; tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án xây dựng phát triển mạng lưới điện nông thôn.

h) Quản lý nhà nước về năng lượng và tiết kiệm năng lượng: Quản lý hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năng lượng mới, năng lượng tái tạo theo phân cấp quản lý; quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trong lĩnh vực năng lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

i) Kiểm tra, quản lý chất lượng các công trình công nghiệp, năng lượng xây dựng trên địa bàn tỉnh theo phân cấp; thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công các dự án xây dựng công trình công nghiệp, công trình năng lượng trên địa bàn theo phân cấp;

k) Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý công nghiệp và năng lượng đối với phòng Kinh tế và Kinh tế hạ tầng cấp huyện.

l) Báo cáo định kỳ, đột xuất và khi có yêu cầu trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp, năng lượng và các báo cáo chuyên đề.

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.