Kết quả hoạt động Khuyến công địa phương: thực hiện 188 đề án.

Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn: Hỗ trợ tổ chức hội thảo tập huấn 10 đề án; Hỗ trợ tham quan khảo sát trong nước: 09 đề án;

Chương trình mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn: Hỗ trợ chuyển giao ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến 146 đề án;

Chương trình phát triển sản phẩm nông thôn tiêu biểu: 12 đề án;

Chương trình cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp khuyến công: Hỗ trợ 10 đề án;

 Chương trình công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống: Hỗ trợ 06 đề án.

Kết quả hoạt động Khuyến công quốc gia tại địa bàn: thực hiện 22 đề án.

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề: 01 đề án đào tạo nghề cho 125 lao động;

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật: Hỗ trợ xây dựng 2 mô hình trình diễn kỹ thuật, 16 đề án chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật;

Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; Hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vưc: 01 đề án;

Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp: 02 đề án cho 02 cụm công nghiệp.

Trong 7 năm thực hiện Quyết định 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014, được sự quan tâm sâu sát của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Sở Công Thương và sở, ban, ngành chức năng, UBND cấp huyện, cấp xã cùng với sự nỗ lực của các đơn vị tổ chức thực hiện; hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả đáng khích lệ; số đề án triển khai thực hiện và nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Các cơ sở công nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên được kịp thời động viên, khuyến khích, hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và địa phương để đầu tư, mở rộng sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, đổi mới máy móc thiết bị tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại từ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm…cùng với các nguồn vốn khác, kinh phí hỗ trợ từ nguồn khuyến công đã góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Công tác tuyên truyền chế độ chính sách về hoạt động khuyến công được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú đa dạng dần dần đã truyền tải được thông tin đến các tổ chức, cá nhân vùng sâu, vùng xa.

Các cơ chế, chính sách về khuyến công đã từng bước được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức hệ thống khuyến công từ Trung ương đến địa phương đã dần được củng cố và tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động khuyến công.

Cùng với sự cố gắng nỗ lực, tâm huyết của cán bộ làm công tác khuyến công; sự phối hợp chặt chẽ với các phòng kinh tế, phòng Kinh tế & Hạ tầng, UBND các xã, phường, thị trấn, các đơn vị thực hiện; cơ quan, đoàn thể có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện đề án mang lại hiệu quả, đồng thời các cơ sở công nghiệp nông thôn và người lao động được thụ hưởng chính sách khuyến công phấn khởi, tích cực hưởng ứng.

Mục tiêu thực hiện chương trình giai đoạn 2021 - 2025 cụ thể như:

Ưu tiên hỗ trợ phát triển các ngành nghề: Tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề và cơ sở ngành nghề nông thôn; công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống; ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn; ngành dệt may, da giầy, hàng tiêu dùng; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; hoạt động khai thác, cung cấp nước, quản lí và xử lý rác thải, nước thải.

Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn theo chiều sâu, góp phần tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.

Phát triển ngành nghề thủ công phải gắn với phát triển phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa và kinh tế hộ phát triển phù hợp với quy hoạch. Tập trung phát triển những ngành nghề thủ công có lợi thế so sánh. lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến. Đầu tư nâng cao chất lượng phát triển các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm. Mặt khác phát triển công nghiệp hỗ trợ làm vệ tinh cho các ngành công nghiệp của tỉnh.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề gắn với bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống vừa nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm kết hợp với giữ gìn bản sắc văn hoá; phát triển làng nghề kết hợp với du lịch sinh thái; xây dựng làng nghề mới đồng thời với công tác bảo vệ môi trường ở các làng nghề.

Phát triển công nghiệp nông thôn phải gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ, góp phần tăng giá trị của các loại nông, lâm, thuỷ sản. Phát triển phải trên cơ sở phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, thu hút nhiều động và sử dụng lao động giản đơn hoặc thời gian đào tạo nghề cho lao động không đòi hỏi dài.

Tập trung hỗ trợ các đề án khuyến công tạo nên chuỗi giá trị trong một số ngành, lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như chè, chế biến lâm sản.

Đẩy mạnh nội dung xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến nhằm giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn tạo ra được những sản phẩm tiêu biểu, có chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm khác.

Khuyến công là hoạt động rất thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở khu vực nông thôn, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động và các khoản thu ngân sách của nhà nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động khuyến công trong thời gian tới sẽ là động lực để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá công nghiệp nông thôn.

Trong thời gian tới, hoạt động khuyến công hàng năm rất mong nhận được sự quan tâm của Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, dành một phần ngân sách tăng cường cho hoạt động khuyến công để thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Các đề án điểm để phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn chủ lực của tỉnh như sản phẩm chè, chế biến lâm sản, đồ gỗ từ khâu đào tạo nghề, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đến xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phầm; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Hình thành mạng lưới tổ chức khuyến công cơ sở nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công; Bên cạnh đó, cũng đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên, tăng nguồn kinh phí khuyến công địa phương để đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu hỗ trợ của các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

 Cộng tác viên XTTM.